‘Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 45: Vừa chuyển đến chỗ trọ, Ngọc bị đòi nợ
Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) mới đây thông báo Bộ Quốc phòng Mỹ đã đổi tên chương trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Sắt cho Mỹ" thành "Vòm Vàng cho Mỹ", theo chuyên san quân sự The War Zone ngày 25.2.Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth tình cờ nhắc đến sự thay đổi này trong một bình luận ngày 20.2. Cụ thể, khi nhắc đến kế hoạch điều chỉnh ngân sách của Lầu Năm Góc, ông Hegseth liệt kê "Vòm Vàng, hay Vòm Sắt" sẽ là các chương trình sẽ không bị cắt giảm ngân sách.Vòm Sắt (Iron Dome) là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn trứ danh của Israel, chuyên ngăn chặn rốc két hay đạn pháo, máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình. Trong khi đó, chương trình của Mỹ có quy mô lớn hơn nhiều. Sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ký lệnh hành pháp vào ngày 27.1 ra lệnh phát triển lá chắn tên lửa thế hệ kế tiếp.Theo đó, hệ thống mới phải có năng lực ngăn chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa bội siêu thanh và tên lửa hành trình tiên tiến, cũng như các cuộc tấn công từ trên không khác từ các đối thủ ngang hàng lẫn yếu hơn Mỹ. Bên cạnh đó, Nhà Trắng yêu cầu phải phát triển và triển khai tên lửa đánh chặn trong không gian, cùng nhiều nội dung khác.Chưa rõ khi nào và vì sao Mỹ đổi tên chương trình Vòm Sắt thành Vòm Vàng nhưng theo The War Zone, đây rõ ràng là cách để phân biệt với hệ thống của Israel. Bên cạnh đó, có khả năng cái tên mới được sử dụng vì Tổng thống Trump nổi tiếng là người thích màu vàng.Nhà Trắng chưa bình luận về thay đổi nói trên.Trường Sa, tháng 4.2021 - Kỳ 2: Tàu Trung Quốc tập trung ở Ba Đầu từ năm 2020
Nói đến Sống đẹp, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn cho rằng, thông điệp của cuộc thi gợi lên cho mọi người lòng vị tha yêu thương và cảm xúc với cuộc thi. Ông tâm sự: "Tôi đã có hơn 30 năm ngồi cuộc đời dành cho bay trực thăng để ghi lại hình ảnh đất nước mình, có dịp ngắm nhìn Tổ quốc mình tuyệt vời lắm. Bản thân tôi đã chạm được vào sự yêu thương của tổ quốc dành cho mình, trở thành tác phẩm chuyển đến người xem để cùng lan tỏa bao yêu thương. Tôi rất vui và hãnh diện. Là thành viên Ban giám khảo, tôi hứa sẽ làm việc công tâm và hết mình".
Tay đôi trong tay ba
Sáng 7.1, TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa xét xử sơ thẩm ông Lưu Bình Nhưỡng, cựu đại biểu Quốc hội, cựu Phó trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ông Lê Thanh Vân, cựu Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, cựu đại biểu Quốc hội khóa XV về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".Ông Lưu Bình Nhưỡng bị xét xử thêm tội "cưỡng đoạt tài sản" cùng 2 bị cáo khác là Phạm Minh Cường (thường gọi là Cường "quắt"; trú tại H.Thái Thụy, Thái Bình), Vũ Đăng Phương (trú tại H.Thái Thụy, Thái Bình; lao động tự do).Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Văn Vương, cựu chuyên viên Vụ Pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước, cũng bị xét xử tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".Tại phiên tòa sáng nay, 5 bị cáo trên và 11 luật sư bào chữa cho các bị cáo cùng bị hại là ông Đinh Vũ Trường (Công ty Sao Đỏ) cũng có mặt.Do một số người vắng mặt có liên quan đến vụ án của bị cáo Lê Thanh Vân nên 2 luật sư của bị cáo đề nghị hoãn phiên tòa để đảm bảo tính khách quan.Cũng tại phiên tòa, bị cáo Lê Thanh Vân cho biết đã gửi 2 văn bản đến cơ quan tố tụng đề nghị triệu tập ông Nguyễn Xuân Ký (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh) và ông Nguyễn Văn Thắng có mặt tại phiên tòa để đảm bảo tính khách quan.Trước những đề nghị trên, HĐXX đã nghị án. Sau phần nghị án, HĐXX cho rằng những người liên quan đến vụ án tuy vắng mặt tại phiên tòa nhưng đã có lời khai trong hồ sơ. Những người được bị cáo đề nghị có mặt có thể triệu tập sau.Theo cáo trạng, từ tháng 9.2020 - tháng 7.2022, Cường "quắt" và Phương đã có hành vi dùng thủ đoạn sử dụng 45 ha diện tích bãi triều giáp cửa sông Hóa thuộc địa phận xã Thụy Trường (H.Thái Thụy, Thái Bình) do Cường và đồng phạm đã lấn chiếm trái phép. Nơi đây còn lấn chiếm trùng với mỏ cát của Công ty Sao Đỏ được cấp phép khai thác, là lối đi duy nhất để tàu thuyền của công ty đi vào mỏ khai thác, nhằm ép buộc, cưỡng đoạt Công ty Sao Đỏ tổng số tiền hơn 4,9 tỉ đồng.Với ông Lưu Bình Nhưỡng, cơ quan truy tố cáo buộc, tháng 5 - tháng 6.2021, Cường "quắt" đến nói cho ông Nhưỡng biết việc dùng thủ đoạn nêu trên để lấy tiền của Công ty Sao Đỏ. Cường nhờ ông Nhưỡng can thiệp để tạo điều kiện cho Cường làm ăn thuận lợi. Nếu thành công, Cường sẽ bán cho vợ chồng ông Nhưỡng 30 ha bãi triều trị giá khoảng 1,2 tỉ đồng và chỉ lấy 900 triệu đồng. Nhận lời, ông Nhưỡng đã điện thoại cho lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình can thiệp để giúp đỡ Cường.Sau đó, ông Nhưỡng đưa Cường đến đồn biên phòng, gặp chính quyền xã để gây thanh thế, tạo điều kiện cho Cường tiếp tục cưỡng đoạt tài sản. Từ tháng 10.2021 - tháng 7.2022, Cường cùng đồng phạm tiếp tục cưỡng đoạt của Công ty Sao Đỏ tổng số tiền hơn 1,6 tỉ đồng.Cơ quan tố tụng cáo buộc, tháng 12.2020 và tháng 5.2021, bị can Nhưỡng lấy tư cách đại biểu Quốc hội, ký văn bản gửi lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng, lãnh đạo các cơ quan tố tụng TP.Hải Phòng can thiệp để giải quyết theo hướng có lợi cho ông Bùi Văn Thao (người làm của Cường), hưởng lợi bộ cánh cổng gỗ trị giá 75 triệu đồng và nhằm hưởng lợi 1 thửa đất trị giá 160 triệu đồng.Ngoài ra, ngày 15.3.2021, bị can Nhưỡng còn can thiệp đến Chính phủ để Công ty Mạnh Đức được phê duyệt thực hiện Dự án Quế Võ III của tỉnh Bắc Ninh và đã được hưởng lợi 300.000 USD.Ngày 18.7.2019, ngày 1.10.2019, bị can Nhưỡng ký 2 văn bản can thiệp yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện Dự án 36 ha hưởng lợi 1 lô đất trị giá hơn 1,8 tỉ đồng ở xã Vân Nội (H.Đông Anh, Hà Nội) và nhằm hưởng lợi 1.000 m2 đất tại dự án này có trị giá 1,95 tỉ đồng.Từ tháng 7 - tháng 10.2023, bị can Nhưỡng còn gọi điện, ký văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để Công ty cổ phần Trường Sinh được sớm cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn và đã hưởng lợi 210 triệu đồng.Với ông Lê Thanh Vân, cơ quan tố tụng cho biết, trong các tháng 6, 7, 8, 12.2020 đã ký 4 văn bản can thiệp đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ đồng ý cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện dự án 36 ha, hưởng lợi 1 lô đất trị giá hơn 1,8 tỉ đồng ở xã Vân Nội, nhằm hưởng lợi 1.000 m2 đất trị giá 1,95 tỉ đồng ở dự án.Ngoài ra, tháng 7.2023, ông Vân đã gọi điện cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để Công ty Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn và đã hưởng lợi 60 triệu đồng.
Về khối lượng khai thác và xuất khẩu dầu mỗi ngày, Brazil đứng thứ 7 trên thế giới. Những thành viên không trong OPEC của nhóm OPEC+ không bị ràng buộc bởi các quyết sách của OPEC nhưng lại có thể cùng các thành viên OPEC thảo luận và tham vấn về những quyết sách của OPEC, của chung OPEC+ cũng như của từng quốc gia thành viên liên quan đến lượng khai thác và xuất khẩu dầu. Qua đó, họ tham gia điều tiết, tác động trực tiếp cũng như gián tiếp tới chiều hướng và mức độ biến động của giá dầu trên thị trường thế giới.Đối với OPEC+, sự tham gia của Brazil là bước phát triển có ý nghĩa lớn bởi nhóm này vừa tăng được lượng vừa tăng được chất. Nhờ đó, OPEC+ có thể nâng cao được vai trò và gia tăng được ảnh hưởng tới kinh tế và thương mại thế giới cũng như việc điều tiết giá dầu trên thị trường thế giới dễ có được hiệu quả cao hơn.Đối với Brazil, việc tham gia OPEC+ không chỉ là chuyện kinh tế đơn thuần mà còn là chuyện đối ngoại nhạy cảm. Hạn chế để rồi tiến tới ngừng hẳn sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt dầu và than đá, là một trong những biện pháp chính sách được ưu tiên hàng đầu nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phục vụ công cuộc bảo vệ khí hậu. Tham gia OPEC+ cho thấy Brazil rất coi trọng việc khai thác và xuất khẩu dầu mỏ. Brazil là quốc gia đăng cai tổ chức hội nghị sắp tới của LHQ về khí hậu. Có thể thấy việc vẹn toàn cả lợi ích khai thác dầu mỏ để phát triển đất nước lẫn lợi ích từ bảo vệ khí hậu thật chẳng dễ dàng đối với Brazil và không chỉ với Brazil.
Gần 3.200 lao động ở lại Hàn Quốc trái phép sẽ bị xử lý tiền ký quỹ
>>> Bệnh viện gây phẫn nộ vì cấy nhầm phôi thai khi thụ tinh nhân tạo